Hệ quả Trò lừa bịp Chiết Mao

Một biên tập viên tình nguyện của Wikipedia đã rà soát lại các chỉnh sửa của Chiết Mao tại hơn 300 bài viết. Một số thành viên cũng nhờ đến sự trợ giúp từ những nhà chuyên môn để lọc thông tin sai lệch ra khỏi thông tin xác thực.[2] Hầu hết các bài viết của cô đã bị xóa dựa trên đồng thuận cộng đồng trước ngày 17 tháng 6.[1] Các tài khoản của Mao cũng bị cấm vĩnh viễn. Các biên tập viên vẫn tiếp tục xem xét các chỉnh sửa của cô một tháng sau đó.[2]

Trò lừa bịp Chiết Mao được coi là một trong những trò lừa bịp lớn nhất trên Wikipedia khi đã khai thác lỗ hổng trong việc tuần tra các bài viết mới của dự án, theo đó đó biên tập viên sẽ chỉ kiểm tra tính thích hợp của nguồn và việc đạo văn nếu có nhưng sẽ không nhất thiết kiểm tra liệu nguồn mập mờ và khó tiếp cận được trích dẫn vào nội dung bài viết có chính xác hay không. Các biên tập viên Wikipedia người Trung Quốc đã thể hiện sự hối hận vì bị lừa dối mà tiếp tay cho Chiết Mao và tham gia vào việc làm tổn hại đến độ tin cậy của dự án bách khoa toàn thư vốn đã rất mỏng manh.[2] Engadget ví trò lừa bịp của Chiết Mao với vụ tranh cãi đối với thành viên Essjay năm 2007, trong đó thành viên Wikipedia này cũng giả mạo thành một giáo sư đại học trước khi bị phát hiện chỉ là thanh niên 24 tuổi tại Kentucky chưa từng có bằng cấp giáo dục bậc cao nào.[4]

Nhiều ấn phẩm đã nhận xét về việc Chiết Mao bỏ lỡ cơ hội khi không xuất bản các bài viết của cô như là một tác phẩm hư cấu độc lập,[4][3] dựa trên đánh giá của biên tập viên về chất lượng và độ chặt chẽ trong cách hành văn.[4] Một số ấn phẩm khác thì gọi Chiết Mao là "Borges phiên bản Trung Quốc".[3][1]